Sàn không dầm là gì? Cấu tạo và ưu, nhược điểm

Sàn không dầm có nhiều ưu điểm so với các loại sàn truyền thống nên có tầm quan trọng rất lớn trong việc thi công, thiết kế nhà ở, công trình dân sinh, công công trình công cộng. Để giúp bạn hiểu hơn về loại sàn này, VRO Group sẽ phân tích về cấu tạo, ưu/nhược điểm qua bài viết dưới đây!

sàn không dầm

Khái niệm sàn không dầm

Sàn không dầm hay còn được gọi là sàn phẳng không dầm, là loại sàn không cần sử dụng đến các thanh dầm ngang, dọc đỡ ở bên dưới như những loại sàn truyền thống khác. Chúng sẽ liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình.

Đặc điểm của sàn là sử dụng các loại hộp nhựa tái chế hoặc hình quả bóng để thay thế phần bê tông chịu lực. Như vậy, nó sẽ giúp giảm trọng lượng đáng kể của sàn  lên kết cấu công trình.

Cấu tạo

Về mặt cấu tạo, sàn phẳng không dầm có cấu tạo khá đơn giản bao gồm tấm thép lưới ở trên, ở dưới là bóng hoặc hộp rỗng được làm từ nhựa tái chế hoặc tấm thép lưới dưới.

cấu tạo sàn phẳng không dầm

Cấu tạo sàn phẳng không dầm

Sàn làm việc theo 2 phương được tổng hợp bằng phương pháp liên kết trực tiếp giữa các khối rỗng và thép nên có thể hiểu một cách đơn giản là thì sàn không dầm có nhiệm vụ phân bổ và định vị vật liệu tái chế tại những vị trí cố định, chính xác. Khi đó, bóng và hình hộp sẽ có vai trò làm giảm bớt lượng bê tông cốt thép không cần thiết.

Phân loại

Có những loại sàn không dầm nào trên thị trường hiện nay? là thắc mắc của nhiều người có nhu cầu thi công công trình xây dựng. Có 3 loại sàn phổ biến là:

  • Sàn phẳng không dầm Bubbledeck: đây là loại sàn sử dụng phần nhựa rỗng có hình bóng tròn với ưu điểm nổi bật là sử dụng các thanh thép chép giữa các hộp nhựa để đảm bảo kết cấu chịu lực tốt.

sàn phẳng không dầm bubbledeck

Sàn phẳng không dầm Bubbledeck

  • Loại sàn Uboot: loại sàn này sử dụng khối rỗng có hình chóp cụt với thanh thép dạng chữ V giữa các hộp nhựa có chức năng chịu lực tổng thể cho sàn.

sàn uboot

Sàn Uboot

  • Sàn không dầm Cobia: đây là loại sàn có kết cấu theo từng phên với những khối rỗng được ghép cố định rồi sau đó được đặt chắc chắn tại các vị trí công trình chuẩn bị thi công. Sàn Cobia sử dụng nhựa tái chế nền an toàn với sức khỏe con người cũng như môi trường, chất liệu nhựa có độ bền bỉ cao.

Ưu, nhược điểm của sàn không dầm

Nhìn chung, các loại sàn phẳng không dầm đều có những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm

Được sản xuất trên công nghệ hiện đại, tiên tiến các mẫu sàn phẳng có ưu điểm:

  • Khả năng chịu lực và giảm trọng tải công trình: Mặc dù theo cấu tạo, khối lượng của sàn nhẹ nhưng nó lại chịu được lực rất tốt. Để so sánh với sàn bê tông thì sàn bê tông có độ cứng chống uốn đạt gần 87% con sàn không dầm chỉ khoảng 50% so với thông thường.
  • Ứng dụng rộng rãi: Tại nước ngoài, sàn phẳng không dầm lõi xốp được ứng dụng khá phổ biến tại các khu vực như Thái Lan, Hongkong, Malaysia… Khi bắt đầu có mặt tại Việt Nam, sản phẩm vẫn chưa thật sự quen thuộc với nhiều người. Sau một thời gian, sàn phẳng không dầm lõi xốp đã chinh phục được những khách hàng khó tính nhất và được hầu hết các công trình sử dụng.

các loại sàn phẳng không dầm đều có những ưu điểm riêng

Các loại sàn phẳng không dầm đều có những ưu điểm vượt trội

  • Sàn tiết kiệm được chiều cao: So với sàn bê tông truyền thống thì sàn không dầm giúp giảm chi phí để xây tô và vỏ bao. So với việc thi công cốt thép thông thường thì sàn phẳng không dầm cũng tiết kiệm được nguyên vật liệu đáng kể. Không những thế còn giúp không gian mở rộng hơn.
  • Sàn tạo thành các lớp đệm không khí giúp cách âm và cách nhiệt tốt hơn các loại sàn truyền thống.
  • Giúp ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí: Với nhịp lớn thì sàn ứng lực trước cần ít bê tông hơn nên cho phép được tháo cốp pha sớm hơn. Nếu sàn xây dựng nhanh thì việc hoàn thiện sẽ sớm hơn và đẩy nhanh tiến độ công trình.

Sàn không dầm được ứng dụng công nghệ hiện đại nên sàn có khả năng vượt nhịp tới 20m, hiệu .quả từ 8-12m, kinh tế nhất là nhịp 9m. Bên cạnh đó, việc thi công cũng tiết kiệm được đến 35% lượng bê tông sàn so với các loại sàn truyền thống nên giảm thời gian thi công từ 5-7 ngày.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, sản phẩm sàn phẳng không dầm có một số nhược điểm sau:

  • Rỗ đáy: Khi tháo ván khuôn sẽ có vài vị trí nhìn thấy được quả bóng sẽ gọi là rỗ vì trong quá trình đổ bê tông đã bỏ nước đầm hay đằm dối gây nên mất thẩm mỹ sàn.
  • Đẩy nổi: Nếu không kiểm soát được chất lượng cốp pha gỗ thì số neo sẽ gây ra đẩy nổi tấm sàn làm cho nhiều dày của sàn tăng lên so với thiết kế ảnh hưởng đến kết cấu sàm.

Hy vọng rằng với những thông tin về sàn không dầmVRO Group chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn đọc đang có nhu cầu thi công công trình. So với sàn truyền thống thì loại sàn này có nhiều ưu điểm vượt trội rất phù hợp với đa số các công trình hiện nay. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ xin vui lòng liên hệ 0866045577 để được hỗ trợ từ A-Z bạn nhé!

Trả lời