[REVIEW] Sàn bê tông mài – Ưu nhược điểm và ứng dụng

Sàn bê tông mài là gì? Tại sao đây là phong cách mới đang hút khách trong những năm gần đây? Loại sàn này có thiết kế mới lại và độc đáo đem lại làn gió mới trong nghệ thuật kiến trúc. Bài viết dưới đây của Kosago sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cũng như ưu và nhược điểm khi sử dụng sản phẩm này.

Lưu ý: Bài viết được Kosago tổng hợp giúp khách hàng có thêm thông tin hữu ích về sàn bê tông mài. Hiện nay, Kosago không cung cấp dòng sản phẩm sàn bê tông mài này.sàn bê tông mài

Sàn bê tông mài là gì?

  • Sàn bê tông mài hay bê tông mài là loại sàn bê tông có phần bề mặt sáng bóng và láng mịn. Sàn bê tông mài được xử lý bề mặt bằng máy mài chuyên dụng Power float machine.
  • Bề mặt bê tông tươi sẽ được xử lý mài nhẵn nhũi để loại bỏ hoàn toàn sự gồ ghề. Giúp mang đến bề mặt sàn phẳng nhất. Những lỗ nhỏ li ti sẽ được lấp đầy bởi lớp phủ phụ gia Hardener. Từ đó làm tăng độ cứng cho sàn cũng như tăng khả năng chống ẩm  mốc.
  • Tuy nhiên có một lưu ý liên quan đến loại sàn này, đó là yêu cầu Mác bê tông đạt 350 – 450 mới có thể tiến hành được. Sàn được đánh bóng bề mặt, mang đến tính thẩm mỹ nổi bật và đặc biệt cho vật liệu.

Hiện nay, sàn bê tông mài đang ngày càng được lựa chọn nhiều trong các công trình ốp lát sàn khách sạn, công trình trung tâm thương mại, siêu thị,… Nó mang đến thẩm mỹ vượt trội cho công trình.

Sàn nhà bê tông mài

Sàn nhà bê tông mài có đặc điểm như thế nào?

– Chỉ mới xuất hiện ở nước ta nhưng vật liệu này đã được lựa chọn rất nhiều hiện nay. So với các loại sàn khác, nhất là sàn bê tông truyền thống thì sàn mài có đặc điểm gì khác biệt hơn không?. Dưới đây là một số ưu nhược điểm nổi bật của sàn bê tông mài.

1. Ưu điểm

Ưu điểm nổi bật nhất của sàn này đó là sự độc đáo và khác lạ.

  • Tiết kiệm chi phí: phí dành cho các hạng mục như vệ sinh, bảo trì… Đối với loại sàn này tương đối thấp.
  • Độ bền cao: Về bản chất loại sàn này có độ bền tự nhiên rất cao nhờ vào sự kết dính của các nguyên vật liệu tạo thành khối chắc chắn. Hơn nữa loại sàn còn được phủ sáp và được đánh bóng. Điều này giúp lấp đầy các lỗ hổng trên bề mặt sàn. Từ đó kết cấu sàn được chặt chẽ hơn. Do đó sàn có tuổi thọ và độ bền cao, có thể vĩnh viễn nếu được bảo trì và sử dụng đúng cách.
  • Chống trầy xước tốt: Sàn bê tông mài rất khó bị trầy xước, do đó người dùng có thể yên tâm trong quá trình sử dụng.
  • Khả năng chống thấm tốt: Do bề mặt sàn tương đối nhẵn mịn, các lỗ hổng đã được lấp đầy bằng chất phụ gia chuyên dụng. Do đó nước khó thể thẩm thấu vào bên trong kết cấu của sàn và làm phá hủy chúng.
  • Vệ sinh dễ dàng: Bề mặt sàn được mài nhẵn bóng, nên có khả năng chống bám bụi tốt. Việc lau chùi vệ sinh sàn cũng tương đối dễ dàng.
  • Dễ dàng thay thế nâng cấp: nếu có nhu cầu chuyển sang sử dụng sàn nhựa giả gỗ hay lát gạch trang trí thì hoàn toàn có thể tiến hành một cách đơn giản. Bằng cách thi công vật liệu mới chồng lên lớp sàn bê tông là được. Lúc này sàn bê tông mài đóng vai trò như mặt nền kiên cố, tạo sự vững trãi và chắc chắn cho công trình.

ưu điểm sản phẩm

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì sàn vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục. Những nhược điểm này như sau.

  • Sàn thường cứng và lạnh nhất là vào mùa đông. Đặc biệt là mùa đông ở miền bắc nước ta. Do vậy, khi sử dụng, bạn cần sắm thêm thảm trải sàn trong mùa đông.
  • Theo thời gian, bề mặt sàn có thể xuất hiện các vết nứt, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới mọi hoạt động trên mặt sàn.
  • Bề mặt sàn nhà có thể gây ra hiện tượng trơn trượt, nhất là khi ẩm ướt.
  • Chi phí sửa chữa tốn kém nếu quá trình thi công sàn bê tông mài không đúng kỹ thuật. Sau một thời gian đi vào hoạt động sàn sẽ rất dễ bị xuống cấp. Điển hình là một số dấu hiệu như nứt bề mặt, ẩm mốc,…

Thi công sàn bê tông mài trong thực tế

Để đảm bảo chất lượng cho công trình, quý vị nếu có nhu cầu sử dụng loại sàn này hãy lưu ý đến các bước thi công đúng kỹ thuật dưới đây. Từ đó có những đánh giá nhất định về việc đơn vị thi công có thi đúng kỹ thuật hay không.

1. Bước 1: Đổ bê tông và xử lý bề mặt sàn

Đổ một lớp bê tông có độ dày khoảng 5cm, Mác bê tông đạt 350 – 400.

  • Nếu đã có lớp bê tông, cần kiểm tra bề mặt có các vết nứt, các lỗ hổng không và trám lại những vị trí đó.
  • Tiếp theo cần xử lý bề mặt bê tông sao cho đạt được độ phẳng nhất định.
  • Trong trường hợp trên bề mặt bê tông có sơn hay các loại keo nào, cần loại bỏ chúng ra khỏi sàn trước khi tiến hành mài nhé.

2. Bước 2: Tiến hành mài thô bằng máy

– Sau thời gian khoảng 2-4 giờ đổ bê tông chúng ta sẽ tiến hành mài thô sàn bằng máy mài chuyên dụng. Quá trình mài thô sẽ được lặp lại 4-6 lần.

3. Bước 3: Xử lý bề mặt sàn

– Làm tăng độ cứng cho sàn bằng chất tăng cứng bề mặt. Đợi khoảng hai tuần để đảm bảo sàn được liên kết hoàn toàn, có độ cứng bề mặt đạt chuẩn.

4. Bước 4: Đánh bóng sàn

– Bước tiếp theo dùng máy đánh bóng kết hợp với đĩa mài có độ nhám từ 100 – 3.000 để tiến hành đánh bóng bề mặt.

5. Bước 5: Hoàn thiện

– Bước cuối cùng đó là sử dụng dung môi chuyên dụng phủ lên bề mặt sàn. Với mục đích giúp sàn hạn chế được tình trạng bám bẩn cũng như giúp bề mặt sàn được bóng hơn.

quy trình thi công sàn bê tông mài

Bài viết liên quan: Sàn nhà dày bao nhiêu? Công thức tính độ dày sàn bê tông (CHUẨN)

Giá thi công sàn nhà bê tông

Chi phí để thi công sàn nhà bê tông mài tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ví dụ như diện tích cần thi công, tình trạng thực tế của sàn nhà bê tông, đơn vị thi công…Tuy nhiên nhìn chung mức phí có khoảng giá như sau:

  • 40.000 – 100.000/m2: là mức giá dành cho các thiết kế cơ bản với một lớp bê tông mài bóng.
  • Từ 150.000 – 200.000/1m2: là mức giá dành cho các loại sàn có nhiều họa tiết, vết trầy xước trên bề mặt và sàn có nhiều màu sắc.
  • Từ 200.000 – 400.000/m2: dành cho những loại sàn yêu cầu về độ phức tạp của họa tiết, nhuộm màu sàn…

Lưu ý: Đây chỉ là mức phí tham khảo và có thể thay đổi tùy thời điểm và tùy vào đơn vị thi công.

chi phí thi công sàn bê tông mài

Ứng dụng

Sàn nhà bê tông mài được ứng dụng cho nhiều không gian khác nhau. Trong đó có thể kể tới sàn phòng bếp, phòng khách, lối đi, phòng tắm hay tầng hầm.

1. Sảnh/ Đại sảnh

– Sảnh được xem là “bộ mặt” của công trình, do đó khu vực này có thể sử dụng bê tông mài để làm tăng tính thẩm mỹ. Hơn nữa, đại sảnh là khu vực thường xuyên có sự di chuyển qua lại, do đó sử dụng loại sàn này sẽ giúp hạn chế tình trạng bám bẩn cũng như việc vệ sinh, lau chùi dễ dàng hơn.

ứng dụng sàn bê tông mài

2. Phòng bếp

– Là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động, có sự di chuyển và đi lại thường xuyên. Vì thế bề mặt sàn phải đảm bảo độ vững chắc tuyệt đối. Bề mặt sàn mài không có đường ron, không bụi bẩn nên vệ sinh dễ dàng hơn nhiều so với các vật liệu ốp lát khác.

Ứng dụng chi tiết

3. Phòng khách và lối đi

– Phòng khách cần tính thẩm mỹ cao cấp vì thế sàn nhà bê tông mài rất phù hợp để mang đến một không gian ấn tượng và hiện đại nhất. Với lối đi, việc chống bám bẩn tốt giúp cho không gian đi lại vui chơi luôn sạch sẽ.

ứng dụng sàn bê tông mài

4. Tầng hầm

– Bê tông với khả năng chống ẩm cao là lựa chọn hoàn hảo cho việc sử dụng tại tầng hầm. Bởi thông thường tầng hầm là nơi dễ phát sinh độ ẩm nhất. Lựa chọn sử dụng sàn nhà bê tông tại tầng hầm giúp không gian sạch sẽ và khô thoáng. Ngoài ra, sàn còn có thể sử dụng cho các không gian trung tâm thương mại, khu vui chơi… Không chỉ tiết kiệm chi phí mà vật liệu này còn có tính thẩm mỹ, dễ dàng vệ sinh.

ứng dụng sàn bê tông mài

Trên đây là thông tin cung cấp về sàn bê tông mài. Hi vọng những thông tin mà Kosago đã tổng hợp sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức cần thiết.

Trả lời