Tường thấm nước phải làm sao? Cách xử lý tường bị thấm nước như nào? Tường bị thấm nước là hiện tượng thường gặp phải trong quá trình xây dựng và sử dụng các công trình ở nước ta. Hiện tượng này xảy ra nhiều hơn vào mùa mưa bão. Cùng Kosago tìm hiểu về phương án xử lý vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Tường bị thấm nước từ nguyên nhân nào?
Để tìm được cách xử lý tường bị thấm nước một cách hiệu quả nhất, chúng ta cần xác định được nguyên nhân gây ra sự cố đó là gì. Việc xử lý nhưng không đúng căn nguyên thì kết quả chỉ có thể mang tính chất tạm thời. Vì sau một thời gian ngắn sự cố lại tiếp tục diễn ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay, đã được các chuyên gia của Kosago chia sẻ:
- Xây dựng thi công không đúng tiêu chuẩn: Trong quá trình xây dựng công trình, vữa sử dụng đã không đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ xi măng thấp. Điều này có thể tạo ra các lỗ rỗng giữa 2 viên gạch khiến nước dễ dàng thấm vào bên trong.
- Quá trình xây dựng không có phương án chống thấm dột: Ngay từ ban đầu khi xây dựng, công trình đã không sử dụng các phương án chống thấm dột.
- Vị trí thi công gần rãnh nước, ống thoát nước: Nếu như ống thoát nước hoặc rãnh nước sàn mái không được xử lý đúng kỹ thuật thì có thể khiến nước hoặc hơi ẩm theo mao mạch thấm vào phía trong.
- Tường xuống cấp: Sau thời gian sử dụng, tường nhà xuống cấp. Các vết nứt xuất hiện có thể khiến hơi ẩm lan vào sâu và gây ra hiện tượng thấm dột.
- Ảnh hưởng của thời tiết: Nếu trời mưa nhiều và mưa liên tiếp, bề mặt tường phải tiếp xúc thường xuyên với nước sẽ xuất hiện các khe hở mao quản, khiến nước thâm nhập vào bên trong gây ra hiện tượng thấm dột.
- Tường nhà không được bảo dưỡng, tu sửa định kỳ.
Cách xử lý tường bị thấm nước
Sau khi đã xác định được nguyên nhân khiến tường nhà bị thấm, một yếu tố khác cũng mang tính quan trọng mà bạn nên quan tâm đó là vị trí xảy ra sự cố. Dưới đây là cách xử lý cho từng trường hợp cụ thể, gia chủ có thể tham khảo để áp dụng. Tùy từng vị trí và tình trạng thấm nước khác nhau sẽ có phương án xử lý khác nhau. Để trả lời cho câu hỏi “tường bị thấm nước phải làm sao?” thì hãy cũng theo dõi nhé!
1. Thấm nước tại tường trần nhà
Trường hợp thấm nước tại tường trần nhà nguyên nhân có thể do hệ thống ống chạy ngầm bị vỡ, do việc xử lý chống thấm tại sàn nhà vệ sinh, tầng thượng phía trên không đảm bảo dẫn tới hiện tượng nước bị rò rỉ.
Biện pháp khắc phục:
- Tìm vị trí đường ống bị vỡ để thực hiện bịt đoạn vỡ, đấu nối hoặc thay mới.
- Trường hợp nguyên nhân thấm dột là do sàn chống thấm cần thực hiện cao lớp sơn tường đã bị bong tróc. Sau đó vệ sinh các vị trí tường bị thấm. Thực hiện bịt vị trí hở bằng cát, xi măng và vật liệu chống thấm. Sau đó ốp lát gạch mới.
- Trong trường hợp trần nhà bị thấm nhưng các vết ố mới xảy ra, có thể sử dụng dòng sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong vòng 1-2 giờ đồng hồ. Nếu tình trạng thấm nhiều gây dột, thì xử lý khu vực bị thấm bằng sơn chống thấm. Tiếp đến sử dụng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm để phủ lên bề mặt, sau đó thì dùng xi măng để trét lại.
2. Thấm dột xảy ra tại mái nhà
Mái nhà bị thấm dột có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất là do quá trình thi công chống thấm đã không đảm bảo đúng kỹ thuật. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể gây ra do kết cấu công trình không ổn định, nhà bị nghiêng, dẫn tới nước đọng và không thoát tại mái trần, lâu ngày gây ra thấm dột.
Phương pháp khắc phục:
- Xử lý tình trạng nước đọng tại trần nhà.
- Thực hiện chống thấm tại phần cổ trần bị rạn hoặc bị nứt bằng cách dùng xi măng để trét kín khu vực bị thấm.
- Nếu nguyên nhân thấm mái nhà là do các máng xối không đủ độ sâu để chứa nước, khiến nước thoát không kịp, thì nên thay máng xối.
- Hoặc nếu các máng xối bị vỡ, có vết nứt thì nên dùng xi măng để trám lại.
Tham khảo thêm: Cách xử lý sàn nhà đổ mồ hôi HIỆU QUẢ NHẤT
3. Tường nhà bị thấm dột
Đây là tình trạng nhiều gia đình gặp phải, phương án xử lý như sau:
- Tiến hành cạo bỏ lớp sơn trước đây.
- Dùng bột trét thật kỹ vào vị trí đã cạo bỏ sơn.
- Sử dụng sơn lót.
- Sử dụng sơn bóng phủ ngoài.
Nếu như vị trí bị thấm dột đã được trang trí phía trong ngôi nhà thì bạn có thể dụng gạch ốp lên phần tường bị thấm, vừa tăng thẩm mỹ công trình vừa có tác dụng chống thấm hiệu quả.
Cách phòng tránh tường bị thấm nước
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” ngay khi tường nhà chưa có dấu hiệu bị thấm nước. Điều này sẽ giúp tiết kiệm công sức cho việc xử lý sự cố về sau. Hơn nữa nếu tường được chống thấm tốt, thì kết cấu ngôi nhà sẽ luôn được đảm bảo. Dưới đây là cách chống thấm tường nhà mới và nhà cũ, mời các bạn cùng theo dõi:
1. Tường nhà mới xây
Tường nhà cần được kiểm tra các vết nứt và lỗ để xử lý. Bằng cách đục hình chữ V ở các vết nứt đó với độ sâu khoảng 1,5-2cm. Sau đó sử dụng phụ gia chống thấm hoặc thanh trương nở để trám kín khu vực có vết nứt. Ở những khu vực vữa lồi lõm trên tường, cần làm phẳng và dùng vật liệu chống thấm để trám vào.
Vệ sinh toàn bộ khu vực tường, nhằm mục đích tăng sự bám dính của vật liệu chống thấm lên tường. Sau đó sử dụng vật liệu chống thấm để thi công. Trên thị trường hiện nay có nhiều vật liệu chống thấm, tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình để chọn loại phù hợp. Tốt nhất nên chống thấm cho cả bên trong và bên ngoài tường nhà.
2. Tường nhà cũ
Đối với tường nhà cũ thì các bước chống thấm như sau:
- Cạo sạch lớp sơn cũ bên ngoài
- Sử dụng hóa chất tẩy rửa để làm sạch bề mặt tường
- Dùng vữa để trám các vết nứt và làm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dụng
- Tiến hành phủ lớp sơn chống kiềm lên vùng bị thấm nước. Đến khi sơn khô thì dùng sơn chống thấm để phủ lên trên.
Lưu ý: Bề mặt tường cần được làm sạch và độ ẩm dưới 16% thì khả năng chống thấm mới đạt hiệu quả.
Trên đây là những thông tin nguyên nhân và cách xử lý tường bị thấm nước mà Kosago đã tổng hợp. Hi vọng thông qua bài viết các bạn có thể xử lý tình trạng này một cách hiệu quả nhất.