Nên chọn độ dày sàn nhựa giả gỗ như thế nào?

Sàn nhựa giả gỗ đa dạng về chủng loại, màu sắc và có độ dày khác nhau. Nên chọn độ dày sàn nhựa giả gỗ như thế nào phù hợp với nhu cầu, tận dụng tối đa công dụng và tiết kiệm chi phí nhất? Hãy cùng Kosago tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Chọn độ dày sàn nhựa như thế nào

Tìm hiểu độ dày của sàn nhựa giả gỗ

Sàn nhựa chủ yếu làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp, bột đá và các chất phụ gia khác. Mức độ dày hay mỏng của sàn sản phẩm khác nhau dựa vào thành phần cấu tạo, độ dày các lớp và quy cách thi công.

Thường các mẫu sàn nhựa đều có cấu tạo như sau:

  • Lớp phủ UV: trên cùng có tác dụng chống trầy xước và tác động của tia UV, duy trì độ sáng bóng của sàn.
  • Lớp bảo vệ: chất liệu PVC có khả năng chống mài mòn, chống ồn.
  • Lớp film màu: tạo ra vân gỗ, thảm đá hoặc họa tiết trang trí
  • Lớp Lõi: có thành phần cấu tạo từ bột đá tự nhiên và nhựa nguyên sinh, phụ gia, chống cháy và chống ẩm.
  • Lớp sợi thủy tinh: không thể thắt nút, không đàn hồi, không cháy, không dẫn điện, có tác dụng chống cong vênh, nứt vỡ trước mọi tác động.
  • Lớp cơ sở: 100% từ nhựa nguyên sinh vững chắc và cân bằng, duy trì tính ổn định cao.

Chia theo từng loại sản phẩm sàn nhựa, sàn tự dính có độ dày mỏng nhất từ 1.8 – 2.5 mm, sàn hèm khóa có độ dày từ 4 – 9 mm, sàn dán keo dày từ 2 – 4 mm. Độ dày sàn nhựa giả gỗ khác nhau thì khi cầm trên tay hay di chuyển ở trên đem lại cảm giác khau nhau rất lớn.

Cấu tạo sàn nhựa ảnh hưởng đến độ dày

Nên chọn độ dày sàn nhựa như thế nào?

Khách hàng băn khoăn không biết nên chọn độ dày sàn nhựa như thế nào cho phù hợp. Sau đây Kosago sẽ đưa ra một vài tiêu chuẩn giúp khách hàng nắm được.

1. Dựa trên bề mặt của nền

Bề mặt của nền nhà ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn vật liệu sàn nói chung và độ dày sàn nhựa nói riêng. Nếu như bề mặt sàn bằng bê tông hoặc nền đá hoa có độ kiên cố và vững chãi thì việc lựa chọn sàn nhựa có độ mỏng không ảnh hưởng gì đến kết cấu sàn. Tuy nhiên nếu bề mặt sàn là gác xép thì nên chọn sàn có độ dày cao hơn để đảm bảo sự cố định chắc chắn hơn.

Nơi có mật độ đi lại thường xuyên như trường học, bệnh viện hay các trung tâm thương mại thì nên lựa chọn sàn nhựa có độ dày cao. Độ dày tốt như sàn hèm khóa gia tăng khả năng chịu lực và chống mài mòn. Còn đối với những khu vực ít đi lại thì sàn có độ mỏng vừa phải là lựa chọn tối ưu.

Tiêu chuẩn chọn độ dày sàn nhựa

2. Lớp phủ sàn nhựa

Lớp phủ của sàn nhựa cũng là một yếu tố quan trọng. Lớp phủ càng dày thì càng gia tăng độ bền và khả năng chịu lực, chống mài mòn của sản phẩm. Thực chất thì độ bền của sàn nhựa phụ thuộc vào lớp mài mòn. Tuy nhiên, lớp phủ cũng đóng vai trò quan trọng không thua kém.

Lớp phủ bề mặt có tác dụng bảo vệ lớp hoa văn , chống lại sự trầy xước và các vết bẩn. Không những vậy, lớp phủ này còn giúp giữ cho màu sắc bền và lâu phai, ngăn tia UV, ảnh hưởng của thời tiết, độ ẩm…

3. Chọn độ dày theo độ ẩm

Các nhà sản xuất luôn khuyến nghị nên lắp đặt sàn nhựa trên nền sạch và khô, bằng phẳng, không gồ ghề. Tuy nhiên nếu trong điều kiện độ ẩm cao, bạn vẫn có thể sử dụng được loại vật liệu này bởi chúng có khả năng chống thấm và hút ẩm tốt. Tuy nhiên, cần lựa chọn những loại sàn nhựa có độ dày cao hơn và ưu tiên cho sàn nhựa hèm khóa.

Trên đây là những thông tin về vấn đề nên chọn độ dày sàn nhựa giả gỗ như thế nào. Hi vọng bạn lựa chọn sàn phù hợp, chất lượng và thẩm mỹ nhất cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ ngay Kosago nhé!

Trả lời