Sàn mái là gì? Cấu tạo mái sàn trong thực tế như thế nào?

Sàn mái giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống kiến trúc nhà ở, biệt thự. Chính vì vậy trong quá trình thi công, việc nắm vững cấu tạo sàn gồm những chi tiết nào, cách thực hiện ra sao… Mới có thể đảm bảo công trình sau khi đi vào hoàn thiện đáp ứng đúng kỹ thuật. Ngay sau đây, đội ngũ chuyên viên của Kosago sẽ chia sẻ đến các bạn một số nội dung chính liên quan đến loại sàn này. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay thôi nào!

 

cấu tạo sàn mái

Sàn mái là gì?

Sàn mái còn được gọi với tên gọi khác là sân thượng. Loại sàn này thường thấy ở các công trình cao tầng, nhà mái bằng…. Dưới đây là một số đặc điểm chính khi nhắc đến loại sàn này:

  •  Đây là bộ phận bao phủ phần trên cho một công trình kiến trúc, nhà ở cao tầng, biệt thự…
  • Tạo nên diện mạo kiến trúc mới lạ, tăng tính thẩm mỹ cho công trình
  • Bảo vệ ngôi nhà trước các hiện tượng thời tiết như: mưa, nắng, gió bão…

Ngoài ra làm sàn trên mái sẽ tạo không gian tiện ích, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như:

  • Làm nơi phơi quần áo
  • Là nơi cất trữ một số đồ dùng của gia đình
  • Trồng rau
  • Cải tạo thành không gian thư giãn, uống cafe, trồng hoa
  • Lắp đặt bể bơi…

Tuy nhiên trước khi quyết định sử dụng sàn vào bất kỳ mục đích nào. Người dùng cũng nên căn cứ vào diện tích sàn, kết cấu sàn, khả năng chịu lực của cả công trình… Để đưa ra sự lựa chọn thông minh nhất. Tránh tình trạng sàn không đáp ứng được mục đích sử dụng, sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.

Cấu tạo sàn mái

Một công trình mái sàn hoàn chỉnh, đảm bảo kỹ thuật sẽ cần có đầy đủ các lớp cấu tạo như sau:

 

cấu tạo sàn mái gồm có 3 phần

Gồm có 3 lớp cấu tạo khác nhau

Lớp kết cấu chịu lực

– Đây chính là lớp chịu lực chính cho công trình được cấu tạo từ chất liệu bê tông cốt thép. Nó có cấu tạo tương tự như đối với sàn nhà thông thường. Nhưng độ dày bê tông cốt thép cần được tính toán kỹ lưỡng để công trình sau khi hoàn thiện có thể đáp ứng tốt về khả năng chịu lực cho mái.

Lớp tạo dốc

– Lớp này có vị trí ở trên lớp kết cấu chịu lực. Nó cũng được cấu tạo từ chất liệu bê tông xỉ, bê tông gạch vỡ, bê tông đá dăm. Nhiệm vụ chính của lớp này là tạo độ dốc cần thiết cho công trình. Nhằm tăng khả năng cách nhiệt, làm phẳng mặt kết cấu chịu lực. Bên cạnh đó cũng tạo sự thuận tiện cho quá trình thi công lớp chống thấm tiếp theo.

Lớp chống thấm

– Vai trò chính của lớp này là ngăn không cho nước mưa thẩm thấu vào kết cấu bên dưới của sàn. Vị trí của lớp này thường là đặt trên lớp tạo dốc. Tuy nhiên cũng có những sàn không có lớp tạo dốc thì lớp chống thấm sẽ đặt ở bên trên lớp chịu lực. Nguyên liệu chính dùng để thi công lớp chống thấm cũng là bê tông cốt thép, nhưng mác cao. Ngoài ra còn có thể kết hợp với một số chất chống thấm chuyên dụng khác. Nó cũng giúp gia tăng hiệu quả chống thấm cho công trình.

Có thể bạn quan tâm: Diện tích sàn là gì? Cách tính diện tích sàn xây dựng (CHI TIẾT)

Yêu cầu kỹ thuật đối với sàn mái

Để công trình sau khi hoàn thiện không gặp sự cố trong quá trình thi công mái sàn. Bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau đây:

  • Công trình hoàn chỉnh cần đảm bảo các tiêu chí về khả năng cách nhiệt, chống thấm, chống dột,…
  • Quá trình đổ bê tông cho sàn mái cũng được tiến hành như đối với sàn nhà thông thường. Tuy nhiên nếu thi công trong điều kiện nhiệt độ trên 30 độ C cần phải thực hiện việc đổ bê tông liên tục. Thì khả năng liên kết của bê tông mới bền vững.

 So với bê tông đổ sàn nhà thông thường

  • Bê tông dùng cho mái sàn cần phải tăng lượng cát và giảm lượng đá dăm. Mục đích chính của sự tăng giảm này là giúp cho việc đổ bê tông vào dầm dễ hơn cũng như đầm hơn.
  • Bê tông dùng cho đổ mái cần phải có độ chặt cao sau khi đầm (độ sụt từ 4-5cm). Điều này đồng nghĩa với việc công trình sau hoàn thiện sẽ có khả năng chịu tác động từ khí hậu tốt hơn.
  • Cấp phối bê tông mac 200 theo tỷ lệ Xi măng 350kg, Cát: 0,5 m3, Đá dăm: 1×2:0.8 m3, Nước: 200 lít.
  • Cần thực hiện đầm bê tông tối thiểu 2 lần. Sau khi đầm lần 1, chờ cho bê tông bay bớt hơi nước sẽ tiến hành đầm lần 2. Thời gian đầm lần 2 thường là 2 giờ sau khi kết thúc đầm lần 1. Tuy nhiên vào thời điểm mát mẻ, nhiệt độ không cao có thể tới 4 giờ mới tiến hành đầm lần 2.

yêu cầu kỹ thuật đối với sàn mái

Đảm bảo các tiêu chí về khả năng cách nhiệt, chống thấm, chống dột

Như vậy trong bài viết về cấu tạo sàn mái ngày hôm nay, các bạn chỉ cần nắm vững những lớp chính của loại sàn này bao gồm: lớp kết cấu chịu lực, lớp tạo độ dốc và lớp chống thấm. Ngoài ra những lưu ý về vấn đề kỹ thuật khi thi công sàn cũng là vấn đề quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Nếu còn vấn đề gì cần thắc mắc liên quan đến loại sàn này. Thì hãy liên hệ ngay hotline 0986 168 007 cho chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhé.

Để lại một bình luận