Cấu tạo sàn nhà vệ sinh – Cách thiết kế nhà vệ sinh hợp phong thủy

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh cần đảm bảo kỹ thuật cũng như yếu tố phong thủy. Trong thực tế thì khi thiết kế mặt nền công trình phụ thì khá phức tạp, nó không hề đơn giản như bạn nghĩ. Cùng với đó là các tác động xấu có thể xảy ra khi xây dựng không phù hợp. Vì vậy qua bài viết này Kosago muốn giúp cho các bạn có cách nhìn trực quan nhất về việc xây dựng khu vực này. Hãy cùng theo dõi nhé

 

cấu tạo sàn nhà vệ sinh

 

Sàn nhà vệ sinh có cấu tạo gồm những bộ phận nào?. Sàn toàn khối hay sàn lắp ghép của nhà vệ sinh là như thế nào?. Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cấu tạo cho cả 2 loại sàn này nhé.

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh toàn khối

Lớp mặt sàn (lớp áo sàn)

– Trong các lớp cấu tạo của sàn toàn khối, lớp áo sàn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chống thấm nước, khả năng chịu lực. Do đó trong quá trình thi công cần tính toán kỹ về nguyên vật liệu sử dụng cũng như các thao tác thực hiện.

– Trong kết cấu sàn nhà vệ sinh toàn khối. Đây chính là lớp tiếp xúc với nước trong quá trình chúng ta cọ rửa nhà vệ sinh hoặc khi xối nước. Do đó để đảm bảo yêu cầu chống thấm tốt, yêu cầu về vật liệu làm áo cần được chú trọng. Trường hợp lớp áo này là xi măng cát toàn khối, tốt nhất nên thi công thành 2 lớp. Lớp dưới có độ dày 2cm sau khi đã se mặt mới tiến hành làm lớp mới. Lớp này nên làm bằng vữa xi măng cát vàng, tỷ lệ tương ứng là 1:2 hoặc 1:3 tính theo thể tích.

lớp mặt sàn của nhà vệ sinh

 

– Ngoài việc sử dụng một số loại vật liệu có khả năng chống thấm tốt. Ví dụ như: xi măng cát, gạch xi măng, gạch gốm men sứ,… Bạn có thể sử dụng thêm một số chất phụ gia để gia tăng khả năng chống thấm nước cho công trình. Một số chất như: natri aluminat, sắt clorua…

Một lưu ý nữa khi thi công lớp mặt sàn. Đó là nên làm thấp hơn so với các không gian khác từ 5-10cm. Điều này để tránh hiện tượng nước tràn ra bên ngoài gây ẩm ướt, khó chịu.

Lớp tạo dốc

– Đây chính là lớp có tác dụng tạo độ khô ráo cho không gian nhà vệ sinh, tránh ẩm mốc. Theo đó, nguyên liệu chính dùng để tạo ra lớp này thường là bê tông than xỉ, bê tông gạch vỡ hay cát. Độ dốc theo yêu cầu kỹ thuật là 1 – 1,5% hướng về miệng thu nước.

lớp tạo dốc của sàn nhà vệ sinh

Độ dốc đạt tiêu chuẩn từ cửa vào là khoảng 1,5%

Lớp chịu lực

– Khi thi công lớp này, cần đảm bảo chất liệu bê tông cốt thép đổ tại chỗ mác 200, độ dày từ 80-100mm. Khi thi công cũng cần chú ý đến khả năng chống thấm nước của lớp này.

– Sau khi đổ sàn xong, cần thực hiện việc ngâm nước xi măng, cho đến khi không thấy dột nữa là được.

– Nước xi măng sẽ được pha trộn theo tỷ lệ 5kg xi măng trong 1m2 nước. Ngày cần quấy trộn 3 lần, bảo đảm mức nước cao 8 ÷ 10cm. Tại khu vực sàn tiếp xúc với tường và các đường ống kỹ thuật nên bố trí be với độ cao từ 15 ÷ 20cm.

– Ngoài ra để tránh nước ngấm qua tường và làm hư hại kết cấu tường cũng như gây ra hiện tượng ố vàng, nên ưu tiên ốp 4 hàng gạch tính từ mặt sàn lên. Chiều cao tối thiểu là 1,2m.

Lớp trần cho sàn

– Vai trò chính của lớp trần sàn là bảo vệ lớp kết cấu chịu lực. Lớp này thường được trát bằng lớp vữa xi măng mác 75 dày 10. Trong một số trường hợp yêu cầu làm trần phẳng hoặc yêu cầu che đi các đường ống kỹ thuật có thể thay thế vữa xi măng bằng nhựa hoặc một số vật liệu khác.

– Trong quá trình thi công lớp trần sàn, thợ thi công nên chú ý đến việc đổ gờ chống thấm. Gờ này nền được làm bằng bê tông cốt thép liên với lớp kết cấu chịu lực với độ dày 40, cao 200. Nhằm ngăn chặn tình trạng nước ngấm vào tường vào lan sang các không gian khác của ngôi nhà.

lớp trần cho sàn nhà

Vai trò chính của lớp trần sàn là bảo vệ lớp kết cấu chịu lực

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh lắp ghép

– Về cấu tạo của sàn lắp ghép này cũng tương tự như đối với sàn toàn khối. Tuy nhiên có một điểm khác biệt đó là đối với lớp kết cấu chịu lực của sàn lắp ghép thường được sử dụng bằng tấm đan bê tông hay panel chữ U. Để tạo nên một lớp bê tông cốt thép chống thấm với độ dày 4mm, mác bê tông 200 và cũng được ngâm nước xi măng tương tự như với sàn toàn khối. Lưu ý nên cân nhắc việc dùng Panel hộp. Vì quá trình thi công khá phức tạp và không thực sự kinh tế.

– Để tránh tình trạng nước thẩm thấu lên tường. Nên thực hiện việc gia cố lưới thép tại khu vực giao tiếp của lớp chống thấm nằm ngang và thẳng đứng. Bạn có thể sử dụng lớp vữa xi măng cát, lưới thép ăn sâu vào tường và độ cao tối thiểu đạt 15 ÷ 200cm.

Bản vẽ chi tiết 2 cấu tạo sàn vệ sinh phổ biến nhất hiện nay

– Đối với sàn nhà vệ sinh hiện nay thường được cấu tạo với 2 loại sàn chính là sàn toàn khối và sàn lắp ghép. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, điều kiện thi công thực tế sẽ chọn lựa loại sàn phù hợp. Dưới đây là bản vẽ chi tiết cho 2 loại sàn này, các bạn có thể tham khảo để áp dụng:

Bản vẽ thiết kế sàn toàn khối của nhà vệ sinh

Bản vẽ thiết kế sàn toàn khối của nhà vệ sinh

Bản vẽ thiết kế sàn lắp ghép của nhà vệ sinh

Bản vẽ thiết kế sàn lắp ghép của nhà vệ sinh

Yêu cầu thiết kế sàn nhà vệ sinh

  • Không gian nhà vệ sinh thường xuyên ẩm ướt do tiếp xúc với nước. Do đó trong quá trình thi công sàn. Thì bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây để tạo độ khô ráo và thoáng cho không gian này
  • Sử dụng vật liệu chống thấm đạt tiêu chuẩn. Bạn có thể mua hàng tại những đơn vị uy tín.
  • Quá trình thi công cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật
  • Việc chống thấm cần phải thực hiện từng bước, không nóng vội. Tránh trường hợp nguyên liệu chống thấm chưa khô đã chuyển sang bước khác.
  • Sàn hoàn thiện cần đáp ứng tiêu chuẩn không thấm nước trên tường, trên sàn hay lan sang các không gian khác.
  • Độ dốc của sàn cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Tránh tình trạng đọng nước trên sàn.
  • Các khe hở cần được trám cẩn thận trong quá trình thi công…

Độ dốc sàn nhà vệ sinh tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn độ dốc nhà vệ sinh

– Độ dốc nhà vệ sinh giữ vai trò quan trọng trong việc tạo độ thông thoáng cho không gian vốn có đặc thù về độ ẩm cao này. Chính vì vậy trong quá trình thi công, đội ngũ thợ cần tính toán độ dốc cho phù hợp. Độ dốc này có sự khác nhau tùy vào từng loại địa hình cũng như trình độ thi công của từng nhóm thợ. Tuy nhiên cần phải đáp ứng tối thiểu 0.5%.

lớp tạo dốc của sàn nhà vệ sinh

Độ dốc giữ vai trò quan trọng trong việc tạo độ thông thoáng cho không gian

Cách tính độ dốc sàn nhà vệ sinh

– Với những không gian có diện tích lớn. Bạn cần tiến hành chia không gian thành nhiều phần khác nhau để tính độ dốc. Mỗi một phần sẽ có độ dốc khác nhau. Điều này tạo cho quá trình thoát nước diễn ra nhanh chóng hơn. Khi đó không gian nhà vệ sinh được thông thoáng hơn.

– Với những nhà vệ sinh có nền thấp hơn so với những không gian khác, cần phải chú ý đến cốt sàn. Qua quá trình nghiên cứu, đại đa số các kiến trúc sư đều cho rằng độ dốc lý tưởng nhất trong những trường hợp này là 1 đến 2%. Đồng thời thiết kế miệng thoát nước dưới sàn một khoảng 10mm.

Xem thêm bài viết liên quan: Sàn mái là gì? Cấu tạo sàn mái trong thực tế như thế nào?

Hướng dẫn thiết kế sàn nhà vệ sinh hợp phong thủy

– Nhà vệ sinh là một trong những công trình phụ, nhưng mang ý nghĩa quan trọng trong kiến trúc nhà ở. Chính vì vậy khi thi công không chỉ cần đảm bảo yếu tố kỹ thuật. Nó còn cần phải đảm bảo yếu tố về phong thủy. Nhằm hạn chế những điều rủi ro và mang đến tài vận, sức khỏe của cho các thành viên trong gia đình. Dưới đây là một số hướng dẫn về thiết kế sàn nhà vệ sinh hợp phong thủy, mà Kosago muốn chia sẻ đến các bạn:

Sàn nhà vệ sinh cao hơn nền nhà có sao không?

– Đặc trưng riêng của nhà vệ sinh là độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước. Do đó việc thi công sàn của không gian này cao hơn sàn nhà, sẽ khiến cho nước chảy ngược ra bên ngoài gây ẩm ướt, khó chịu cho không gian nhà ở.

– Hơn nữa theo quan niệm phong thủy, điều này có thể khiến cho hung khí hung khí tập trung vào căn phòng. Điều này gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người.

– Do đó đáp án cho câu hỏi “Có nên thi công sàn nhà vệ sinh cao hơn nền nhà chính?” Là KHÔNG các bạn nhé.

Cách khắc phục sàn nhà vệ sinh cao hơn nền nhà

Khi đã trót thi công sàn của không gian này cao hơn nền nhà. Các chủ thầu cần thực hiện khắc phục sự cố này bằng cách sau:

  • Hạ thấp nền nhà vệ sinh xuống
  • Trong một số trường hợp không thể hạ thấp nền, cần thực hiện như sau:
  • Xây gờ cao hơn nền nhà khoảng 5cm. Với mục đích ngăn nước không chảy ra bên ngoài

Treo gương bát quái bên ngoài cửa nhà vệ sinh, theo hướng hơi chếch xuống. Bên trên gương treo một đèn màu vàng nhạt hắt vào gương, cũng có thể hóa giải được cái xấu.

 

cách khắc phục nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà chuyên gia

 

Nên thiết kế sàn nhà vệ sinh âm hay dương?

Để có thể trả lời được chính xác câu hỏi này, cần phải hiểu rõ sàn âm là gì và sàn dương là gì? Dưới đây là đặc điểm cơ bản của 2 loại sàn này:

Sàn âm

– Là kiểu sàn mà mặt sàn thấp hơn mặt trên của đà nổi bật. Các bạn có thể hiểu một cách đơn giản, đây chính là sàn nhà mà mặt sàn của nó thường thấp hơn so với mặt sàn của ngôi nhà.

Ưu điểm

  • Ngăn chặn tình trạng nước chảy ngược ra các không gian xung quanh gây ẩm mốc
  • Hạn chế gây ra tiếng ồn
  • Phù hợp phong thủy

Nhược điểm

  • Quá trình thi công yêu cầu cao về tay nghề thợ
  • Khi xảy ra sự cố, việc sửa chữa khó khăn hơn

Sàn dương

– Là kiểu sàn mà mặt của nó bằng với mặt trên của đà. Chính vì vậy sau khi quá trình thi công hoàn thiện, nền nhà vệ sinh thường có xu hướng bằng hoặc cao hơn nền của các không gian xung quanh.

 Ưu điểm:

– Dễ thi công

– Dễ sửa chữa

 Nhược điểm

  • Tính thẩm mỹ không cao do hệ thống đường ống phải bố trí ở trần dưới. Để che đi hệ thống đường ống này, cần phải sử dụng thêm thạch cao, nên gây tốn kém hơn so với sàn âm.
  • Nước dễ bị tràn sang các không gian khác của ngôi nhà, gây ẩm ướt, nấm mốc
  • Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều âm khí. Do đó khi nước tràn sang các không gian khác theo quan niệm phong thủy là điều không tốt. Lúc này sẽ ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Tóm lại nên thiết kế sàn nhà vệ sinh âm hay dương còn tùy thuộc vào mong muốn và điều kiện thực tế của mỗi công trình. Tuy nhiên xét về yếu tố kỹ thuật hay phong thủy, sàn âm vẫn là sự lựa chọn lý tưởng nhất.

 

nên thi công nền nhà vệ sinh âm hay dương

Có nên thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ?

Có rất nhiều ý kiến thắc mắc liên quan đến việc nên hay không thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ?. Nếu muốn trả lời được đáp án này, chúng ta cần xét đến 2 mặt ưu nhược điểm của nó. Cụ thể như sau:

Ưu điểm

  • Tận dụng được một số không gian nhất định trong phòng ngủ không sử dụng đến
  • Thi công nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ tạo ra tính riêng tư cho mỗi cá nhân. Giúp giải quyết nhu cầu đào thải của cơ thể bất cứ lúc nào mà không cần phải chờ đợi.
  • Không cần phải mất công di chuyển xa. Thay vì bạn phải di chuyển xuống tận tầng 1 bạn chỉ cần bước vài bước chân là đã có thể đến ngay nhà vệ sinh được rồi. Điều này cực kỳ có lợi đối với những gia đình có trẻ nhỏ và người già.

Nhược điểm

– Theo quan niệm phong thủy, nhà vệ sinh chứa nhiều âm khí. Trong khi đó phòng ngủ lại là một trong những không gian sinh khí rất quan trọng. Do đó việc thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ mang đến nhiều rủi ro cho sức khỏe cũng như tài vận của các thành viên trong gia đình.

Hướng dẫn cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ hợp phong thủy

Mặc dù thi công nhà vệ sinh trong phòng ngủ là điều không thực sự tốt. Nhưng vì tính tiện ích của nó rất cao nên vẫn thường được các gia đình lựa chọn. Tuy nhiên nếu chọn lựa hình thức thiết kế này. Các gia chủ cũng như chủ đầu tư cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây. Nhằm hóa giải những vận xui của việc bố trí này nhé:

  • Đặt nhà vệ sinh ở hướng xấu nhìn về hướng tốt theo quan điểm “tọa hung hướng cát”
  • Không đặt nhà vệ sinh ở vị trí trung cung của ngôi nhà
  • Trồng cây phong thủy trong nhà vệ sinh
  • Cửa nhà vệ sinh không nên đối diện với cửa phòng ngủ
  • Không kê đầu giường tựa vào tường nhà vệ sinh
  • Hướng bồn cầu cần đặt khuất tầm nhìn
  • Nền nhà vệ sinh nên thấp nên nền phòng ngủ
  • Nên trang bị thêm quạt thông gió, cửa sổ cho phòng ngủ để tạo độ thông thoáng

Kosago vừa chia sẻ đến các bạn một số nội dung chính liên quan đến cấu tạo sàn nhà vệ sinh, cách thiết kế nhà sinh hợp phong thủy… Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn. Nếu còn vấn đề gì cần được giải đáp, liên hệ cho chúng tôi. Đội ngũ chuyên viên của Kosago luốn sẵn sàng hỗ trợ.

Trả lời