Gạch siêu nhẹ là gì?

Gạch siêu nhẹ là gì? Đây là loại vật liệu có trọng lượng tương đối nhẹ, tính ứng dụng chưa thực sự phổ biến. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực đặc thù lại không thể thiếu loại gạch này. Trong bài viết này, Kosago sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm, tính chất, ưu nhược điểm,… Của loại vật liệu này trong đời sống. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

 

gạch siêu nhẹ là gì

Gạch siêu nhẹ là gì?

  • Gạch siêu nhẹ còn được gọi với một số tên gọi khác là gạch Block siêu nhẹ, gạch bê tông nhẹ, gạch bê tông khí chưng áp. Đúng như tên gọi của nó, loại vật liệu này có trọng lượng tương đối nhẹ. Nó chỉ bằng 1/3 so với loại vật liệu truyền thống. Tuy nhiên về kích thước thì nó lại lớn hơn nhiều lần. Điều này giúp đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.
  • Theo đó các thành phần khí trong viên gạch được xếp đều dạng ô tinh thể. Những loại thành phần này có khả năng chịu được lực cao và chiếm đến 80% thể tích của viên gạch. Chính điều này đã giúp cho vật liệu có thể nổi lên trên mặt nước. Đây là một trong những điều tuyệt vời mà không phải loại vật liệu nào cũng có thể làm được.

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, loại gạch này chủ yếu được dùng cho những công trình yêu cầu cao về độ cách âm. Ví dụ như: phòng hát karaoke, phòng thu âm,…

Gạch siêu nhẹ làm bằng gì?

– Đáp ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7959:2008. Nguyên liệu để sản xuất ra loại vật liệu này là xi măng, vôi, thạch cao, cát vàng và phụ gia, nước, hóa chất tạo bọt. Những nguyên liệu này sẽ được phối trộn với nhau theo tỷ lệ chuẩn. Khi phối trộn với nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Hỗn hợp này sẽ được rót vào khuôn định hình và mang đi sấy khô và phơi ngoài trời. Qua đó, giúp cho nó đạt được những viên gạch thành phẩm đạt yêu cầu. Thành phẩm sẽ không cần phải trải qua quá trình nung.

 

nguyên liệu chính sản xuất

Gạch tạo thành từ xi măng, vôi, thạch cao, cát vàng và phụ gia

Kích thước phổ biến 

Kích thước của loại vật liệu này được nhận định là lớn hơn so với vật liệu block thông thường và đa dạng kích thước hơn. Điều này giúp người dùng có thể tùy chọn vật liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Dưới đây là một số kích thước phổ biến của dòng vật liệu này, Kosago thông tin để người dùng được biết:

Chiều dày (cm) Chiều cao (cm) Chiều dài (cm)
7,5 20 60
10
12,5
15
17,5
20

Tham khảo thêm: Gạch ceramic là gì? Kích thước và ứng dụng phổ biến

Gạch siêu nhẹ có tốt không?

Muốn biết được loại vật liệu này có tốt không, chúng ta cần phải biết được ưu nhược điểm của nó là gì. Từ đó mới có thể đưa ra nhận định một cách khách quan nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của loại vật liệu này ngay sau đây nhé:

Ưu điểm của gạch siêu nhẹ

  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt: Thông số về khả năng cách âm, cách nhiệt lần lượt là 38dB; 0,18 W/m.k, trong khi đó những thông số này của gạch block truyền thống lần lượt là 28dB và 1,15 W/mk.
  • Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng, với khả năng chống cháy gần giống gạch mát và hệ số cách nhiệt tốt hơn gấp 10 lần. Ngoài ra, khả năng cách âm cũng hoàn hảo hơn.
  • Kích thước lớn hơn với thông số 83 viên/khối xây, trong khi đó gạch block thường phải tới 680 viên/khối. Với kích thước lớn hơn gấp 7 lần như vậy, sẽ giúp gia tăng năng suất và tiến độ thi công.
  • Trọng lượng nhẹ: Theo các thông số kỹ thuật, trọng lượng của gạch siêu nhẹ chỉ đạt 500-650 kg/m3, trong khi đó với loại block thường thì lên tới 1.100 – 1.200 kg/m3. Như vậy với ưu điểm về trọng lượng nhẹ sẽ giúp giảm thiểu tối đa tải trọng cho công trình xây dựng, nhờ vậy không gây áp lực lớn đối với nền móng.
  • Thân thiện với môi trường: Quá trình sản xuất loại vật liệu này không phải trải qua quá trình nung. Nên không thải ra môi trường nhiều chất thải độc hại. Nhờ vậy góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn.

 

ưu điểm của gạch siêu nhẹ đó là có độ bền cao, cách nhiệt

Mang lại sự thân thiện với môi trường và không gây chất độc hại

Nhược điểm của gạch

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm được người dùng đánh giá cao. Nhưng với loại vật liệu này cũng còn tồn tại một số nhược điểm cụ thể dưới đây:

  • Kích thước lớn dẫn đến việc xây không chẵn viên, điều này khiến người thợ phải dùng cưa để cưa gạch theo đúng ý của mình.
  • Với những công trình sử dụng loại vật liệu này, trên tường sẽ khó treo được những vật có trọng lượng nhẹ.
  • Loại vật liệu này có khả năng chống thấm nước kém. Do đó không thực sự thích hợp để thi công cho những công trình tiếp xúc nhiều với nước.
  • Không thể sử dụng xi măng thông thường để tạo vữa xây và vữa chát, mà phải sử dụng loại vữa chuyên dụng. Trong đó vữa xây và vữa chát thường là hai loại khác nhau.

Ứng dụng gạch siêu nhẹ

Do sở hữu nhiều tính năng ưu việt, nên gạch siêu nhẹ được sử dụng nhiều cho các công trình xây dựng hiện nay. Dưới đây là một số công trình điển hình:

  • Loại vật liệu này được dùng để thay thế cho gạch đất nung truyền thống trong việc xây tường bao che, tường ngăn cho nhà ở
  • Sử dụng với mục đích cách âm, chống nóng, chống cháy cho các công trình. Chẳng hạn như nhà nuôi yến, quán karaoke, quán bar, khách sạn…
  • Sử dụng để nâng nền, chống nóng mái, sân thượng
  • Sử dụng trong thi công xây dựng nhà trọ, cao ốc, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công

Kosago vừa chia sẻ đến các bạn những nội dung xoay quanh câu hỏi “Gạch siêu nhẹ là gì?”. Hy vọng những thông tin vừa rồi có thể giúp người dùng biết thêm thông tin về một loại vật liệu mới này và ứng dụng nó một cách phù hợp trong đời sống.

 

Trả lời