Gạch ceramic là gì? Kích thước và ứng dụng phổ biến

Gạch ceramic là một trong những loại vật liệu ốp lát được nhiều người chọn lựa nhất hiện nay. Tuy nhiên gạch Ceramic là gì, đặc điểm, cấu tạo, ứng dụng của nó ra sao thì không phải ai cũng biết. Cùng Kosago tìm hiểu chi tiết loại gạch này, kích thước và ứng dụng phổ biến ngay sau đây nhé.

 

Gạch ceramic

 

Gạch Ceramic là gì?

  • Gạch ceramic là loại gạch có thành phần gồm đất sét, cát và các chất liệu tự nhiên khác. Sau khi được xử lý theo đúng quy trình, hỗn hợp sẽ được đúc khuôn để tạo thành hình dáng như ý muốn. Sau đó chúng được đưa vào lò nung nhiệt độ cao từ 1.000 độ C – 1.250 độ C, giúp cho sản phẩm có độ cứng, chịu lực tốt.

Gạch Ceramic là loại vật liệu không đồng chất ở phần xương gạch và lớp bề mặt. Trong đó phần xương gạch chủ yếu được tạo nên từ đất sét và bột đá… Phần bề mặt là lớp men mỏng được in hoa văn, họa tiết và màu sắc khác nhau. Loại gạch này được thiết kế với nhiều kiểu dáng, kích thước và màu sắc khác nhau, mang đến sự đa dạng cho vật liệu.

Phân loại – Cấu tạo gạch ceramic

Loại vật liệu này có cấu tạo gồm 2 phần chính, đó là:

  • Phần xương gạch: Nguyên liệu chính để tạo nên phần xương gạch chính là 70% đất sét và 30 % là tràng thạch, pen pha, bột đá
  • Phần men bên trên được in họa tiết, hoa văn và màu sắc đa dạng.

 

cấu tạo gạch ceramic

 

Nếu dựa vào công nghệ sản xuất, thì hiện nay loại vật liệu này được phân thành 2 loại cơ bản là: gạch tráng men và gạch không tráng men.

  • Gạch tráng men: Ưu điểm lớn nhất của loại gạch này, chính là độ bóng sáng của vật liệu. Nguyên nhân là do trên bề mặt của vật liệu được tráng men, in hoa văn và nung ở nhiệt độ chuẩn. Điều này khiến cho men và màu in được nung chảy tạo thành lớp bảo vệ cho viên gạch. Lớp bảo vệ vững chắc tạo bề mặt bóng thẩm mỹ cao, dễ vệ sinh, lau chùi.
  • Gạch không tráng men: Hay còn gọi là gạch men khô, là loại gạch đồng chất với màu sắc được pha trộn với phần xương gạch. Sau đó được nung ở nhiệt độ cao. Do không có lớp men phủ bên trên nên ưu điểm lớn nhất của loại gạch này cần phải kể đến đó là khả năng chống trơn trượt rất tốt. Nên thường được thi công cho những khu vực có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước.

 

gạch ceramic không men

 

Kích thước gạch Ceramic

– Gạch ceramic có các kích thước khác nhau đa dạng phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. Từ những kích thước nhỏ với diện tích bề mặt không quá 90cm2 cho đến những kích thước lớn có chiều dài các cạnh trên 1m. Độ dày của gạch từ 5 mm cho đến 25 mm.

– Tùy từng không gian lựa chọn kích thước gạch phù hợp sẽ giúp đảm bảo thẩm mỹ, hài hòa. Đồng thời kích thước phù hợp giúp cho quá trình thi công thuận tiện hơn.

 

Kích thước gạch

 

– Với nhà có diện tích hạn chế, không gian nhỏ hẹp, nên chọn kích thước gạch 300×300 mm hoặc 400×400 mm. Với nhà diện tích trung bình và rộng, nên chọn các kích thước 400×400 mm, 500×500 mm hoặc 600×600 mm.

– Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng kích thước gạch 600×600 mm để lát, cần cân nhắc kỹ. Bởi đây là loại gạch kích thước lớn, chỉ thích hợp lắp đặt tại không gian rộng lớn.

Đặc điểm gạch ceramic

Dưới đây là những ưu nhược điểm của loại vật liệu này. Dựa vào những ưu nhược điểm đó, người dùng có thể đánh giá về mức độ phù hợp của vật liệu với nhu cầu sử dụng của bản thân. Từ đó có thể đưa ra quyết định về việc nên hay không nên sử dụng loại vật liệu này cho công trình của gia đình mình. Chúng ta cùng theo dõi nhé!

1. Ưu điểm

  • Nguyên liệu đầu vào là đất sét và bột đá, lại trải qua quá trình nung nóng ở nhiệt độ cao, nên độ bền bỉ cao.
  • Đa dạng mẫu mã, màu sắc, họa tiết, kích thước… Người tiêu dùng có thể thỏa sức chọn lựa mẫu vật liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng và sở thích của bản thân.
  • Có khả năng chống trơn trượt tốt, nhất là với dòng gạch không tráng men.

2. Nhược điểm

– So với một số loại vật liệu khác như: gạch Granite, gạch Porcelain… độ hút nước của gạch ở mức từ 3-10%. Chính vì vậy trong quá trình sử dụng, bề mặt vật liệu dễ bị ố màu, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình. Đây cũng là nguyên nhân khiến kết cấu vật liệu dễ bị phá hỏng, ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của viên gạch.

 

đặc điểm gạch ceramic

 

Quy trình sản xuất gạch ceramic

Quy trình sản xuất loại vật liệu này được tiến hành theo 3 bước cơ bản dưới đây:

1. Chuẩn bị bột xương

Nguyên liệu cần dùng cho bột xương là đất sét và tràng thạch, chúng sẽ được nghiền mịn và phối trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định trong điều kiện độ ẩm 36%. Sau khi đã có được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp này sẽ được đưa vào quy trình sàng lọc rung, lọc sát từ rồi bơm và lò sấy phun. Kết thúc công đoạn này, độ ẩm của hỗn hợp chỉ ở mức khoảng 6%.

2. Ép và sấy lạnh

Ở công đoạn này, bột thu được sẽ chuyển đến giai đoạn ép dưới tác dụng lực lên đến 2500 tấn để tạo thành hình dạng viên gạch như mong  muốn. Tiếp theo là đưa chúng vào lò sấy ở nhiệt độ cao trong thời gian khoảng 75 phút.

3. Tráng men và nung gạch

Gạch thô sau khi trải qua quá trình nung sẽ được chuyển đến công đoạn tráng men và làm sạch phun ẩm, sau đó thì in hoa văn nghệ thuật cho vật liệu. Sau khi kết thúc công đoạn in hoa văn, gạch sẽ tiếp tục được đưa vào lò nung ở nhiệt độ 1150-1180 độ C, để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh.

 

quy trình sản xuất gạch ceramic

 

So sánh gạch ceramic với các vật liệu khác

Nhiều người thường thắc mắc rằng, không biết loại vật liệu  này có tốt không. Nếu muốn biết được điều này, chúng ta cần làm một phép so sánh giữa Ceramic với một số loại vật liệu ốp lát khác trên thị trường như gạch Granite và Porcelain. Chúng ta cùng làm phép so sánh nhé.

 

so sánh gạch ceramic với gạch granite và gạch porcelain

 

Nội dung so sánh Gạch Ceramic Gạch Granite  Gạch porcelain
Thành phần Gạch Ceramic lại là 70% đất sét và 30% là bột đá cùng một số chất phụ gia. Gạch Granite được cấu tạo từ 70% thành phần là bột đá và 30% là đất sét cùng với một số chất phụ gia khác 70% thành phần là bột đá và 30% là đất sét cùng với một số chất phụ gia khác
Độ hút ẩm 3-10% > 0.5% > 0.5%
Nhiệt độ nung 1200 – 1500 độ C 1200 độ C 1200 – 1220 độ C
Tính chất
  • Dễ vỡ hơn
  • Chống thấm cũng kém hơn
  • Độ bền cao
  • Chịu lực tốt
  • Chống thấm tốt
  • Khả năng chống trầy xước tốt
  • Chịu lực tốt
Nhận biết
  • Độ nhẵn trên bề mặt đạt được do mài bóng mang lại
  • Họa tiết thường đơn điệu
  • Bề mặt được phủ một lớp men sứ, lớp men này có thể bóng, xù hay nhám tùy loại
  • Xương gạch dày, men mỏng, thân gạch thường màu trắng
  • Bề mặt được phủ một lớp men sứ, lớp men này có thể bóng, xù hay nhám tùy loại
  • Xương gạch dày, men mỏng, thân gạch thường màu trắng

Ứng dụng phổ biến

Gạch ceramic được sử dụng rộng rãi trong xây dựng cho công trình nổi bật và ấn tượng. Sản phẩm được ứng dụng lát sàn cho mọi không gian… Tuy nhiên do đặc tính của vật liệu là độ hút nước cao từ 3-10%, nên nó thường được sử dụng cho thi công ở phòng khách, phòng ngủ hay những không gian có độ ẩm không quá lớn.

ứng dụng gạch ceramic

Trong đó:

  • Gạch Ceramic men bóng có độ bóng cao, nên không thực sự phù hợp cho những không gian công cộng, có mật độ đi lại cao vì dễ gây hiện tượng trầy xước lớp men.
  • Gạch Ceramic men mờ có ưu điểm là độ cứng cao. Rất phù hợp cho những không gian được thiết kế theo phong cách hiện đại. Có thể sử dụng cho những công trình như hội trường, văn phòng hay phòng làm việc… đều được.

Sử dụng vật liệu này để ốp tường không những có tác dụng trang trí giúp tăng vẻ đẹp cho công trình, mà còn có tác dụng giữ cho tường luôn sạch sẽ và bền bỉ hơn.

 

Ứng dụng gạch ceramic

Ứng dụng gạch ceramic

Ứng dụng gạch ceramic

Ứng dụng gạch ceramic

Ứng dụng gạch ceramic

Trên đây là những thông tin về gạch ceramic là gì và ứng dụng của nó. Hi vọng với những thông tin trên thì bạn sẽ lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào có thể liên hệ Kosago qua hotline 0986 168 007 để được hỗ trợ tốt nhất.

Trả lời